Sàn gỗ Engineered là vật liệu lát sàn rất phổ biến ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Hiện nay cũng được nhiều gia đình ở Việt Nam ưa chuộng bởi những ưu điểm như có giá thành ở mức vừa phải và đặc biệt là có cấu trúc ổn định, ít giãn nở hay ảnh hưởng từ nhiệt độ, độ ẩm.
Ưu điểm của sàn gỗ kỹ thuật Engineered
Sàn gỗ Engineered cấu tạo gồm 2 lớp: phía trên là lớp gỗ tự nhiên độ dày từ 3-5mm, lớp phía dưới là ván Plywood (ván ép kháng ẩm) dày từ 12-15mm, 2 lớp này được ghép với nhau bằng keo chuyên dụng đảm bảo việc không bị tách lớp khi ngấm nước.
Công trình thi công sàn gỗ óc chó
Vì có cấu tạo đặc biệt nên sàn gỗ Engineered khắc phục được những nhược điểm của sàn gỗ tự nhiên nguyên tấm là giữ được sự ổn định khi tiếp xúc với nhiệt độ và hơi ẩm, phương án thi công sàn gỗ Engineered cũng hết sức đơn giản và nhanh chóng chỉ cần lót nổi trực tiếp trên Foam, đồng thời giá thành cũng giảm chỉ còn ⅔ so với sàn gỗ tự nhiên solid (gỗ nguyên tấm).
Giá sàn gỗ Engineered các loại phổ biến hiện nay
Các loại gỗ được sử dụng để làm ván sàn Engineered thường là những loại có độ giản nở cao như gỗ sồi (Oak) hoặc những loại gỗ có giá thành đắc như gỗ Walnut (Óc Chó) hoặc Teak Myanmar (Bruma Teak)
Giá sàn gỗ Engineered phụ thuộc vào chất lượng gỗ, quy trình thi công:
Engineered Oạk giá dao động từ 1,000,000đ - 2,000,000đ/m2
Engineered Walnut giá dao động từ 1,500,000đ - 3,000,000đ/m2
Engineered Bruma Teak giá dao động từ 5,000,000đ - 7,000,000/m2
Kinh nghiệm lựa chọn và thi công sàn gỗ Engineered
Theo các chuyên gia thì nên chọn sàn gỗ Engineered được sản xuất từ ván ép Plywood nhập khẩu từ Nga vì đây là loại có chất lượng tốt nhất, có thể luộc trong nước đun sôi thời gian đến 72h mà không bị tách lớp.
Để đảm bảo vấn đề thẩm mỹ thì nên chọn sàn gỗ Engineered có lớp mặt gỗ tự nhiên đạt tỷ lệ đồng đều về màu cao, không bị lỗi, không có mắt chết và không có dác bám; ngoài ra nên chọn quy cách mặt rộng từ 120mm và độ dài 1200 trở lên, quy cách tấm ván càng lớn thì cảm giác sàn nhà sẽ rộng hơn, sử dụng sàn gỗ quy cách quá nhỏ sẽ làm cho sàn nhà trông bị nát.
Nên chọn Finish bề mặt sàn gỗ bằng các loại Dầu lau gỗ nhập khẩu từ Châu Âu thay vì sơn UV thông thường bởi vì hệ sơn này sở hữu những ưu điểm như sau:
Đây là hệ dầu có khả năng thẩm thấu vào sâu và bảo vệ gỗ từ bên trong
An toàn cho sức khoẻ vì trong thành phần không có chứa dung môi độc hại
Làm nổi bật được vân gỗ, giữ lại được vẽ đẹp của gỗ tự nhiên
Có thể sơn mới mà không cần chà hết đi lớp sơn cũ, và có thể sơn mới từng phần giúp cho việc bảo trì làm mới sàn gỗ sau này rất đơn giản và nhanh chóng tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, không bị ô nhiễm bởi việc chà nhám gây ra. Việc sử dụng hệ dầu lau sẽ giúp cho các đơn vị thi công có thể Finish bề mặt sàn tại công trình một cách dễ dàng và nhanh chóng sau khi lắp đặt và trước khi bàn giao đưa vào sử dụng.
Trước khi lắp đặt nên tính toán trên tổng thể sàn nhà nhằm hạn chế những chỗ nối ván ngắn và đắp miếng nhỏ ở những điểm kết thúc sàn. Nên lắp đặt sàn gỗ ở giai đoạn cuối của công trình sau khi đã hoàn thiện điện, nước, trần thạch cao, sơn nước… để hạn chế việc sàn nhà bị trầy xước, vấy bẩn.
VA Việt Nam - Đơn vị chuyên cung cấp và thi các sản phẩm trang trí nội thất như sàn gỗ, tranh dán tường phòng ngủ,...đã được người dùng đánh giá cáo. Nếu bạn cần tư vấn về quy trình thi công hay cách thức thi công ván sàn gỗ thì có thể liên hệ VA Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét